Chọn ngày đặt lịch

Ngày bắt đầu
Ngày kết thúc

Hình ảnh

Địa điểm

Mô tả

Tháp Bà Ponagar (Nha Trang), nằm cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc.

Thời xưa người Chăm Pa ở Khánh Hòa thờ phụng nữ thần Ponagar, Người luôn kề bên bảo vệ chăm lo đời sống cho người dân, giúp họ có đất đai để sinh sống, trồng trọt. Ponagar được người dân tôn là Thiên Y Thánh Mẫu. Trong tâm niệm của người Chăm Pa xưa Thiên Y Thánh Mẫu được xếp vào hạng thượng đẳng thần, muôn người thờ phụng. Bà là người tái sinh ra đất, nước, cây cối, thực phẩm cho nhân dân vì thế người Chăm coi bà như sự khởi nguyên của sự sống.

Tuy chỉ là truyền thuyết người xưa để lại nhưng những điều đó đã tạo nên những văn hóa phong tục vô cùng đặc sắc của người Chiêm Thành. Đến với tháp Ponagar du khách sẽ được nghe qua về sự tích nữ thần Ponagar (Thiên Y Thánh Mẫu) và nhiều câu chuyện khác về các vị thần được thờ nơi đây.

Bước lên cổng nhìn lên một cách tổng quát ta có thể dễ dàng nhận ra khái quát bố cục của toàn bộ khu di tích. Khu di tích tháp Ponagar được chia làm 3 phân khu từ dưới lên trên tương ứng với 3 tầng kiến trúc.

Tên tháp Bà Ponagar là chỉ ngọn tháp chính lớn nhất, người dân quen gọi nên lấy tên đó gọi cho cả quần thể khu tháp Ponagar. Ngọn tháp chính gồm 4 tầng cao tổng cộng 23m thờ Ponagar, vợ của thần Shiva. Ponagar được sinh ra ngoài biển khơi, do bọt biển và mây trời hóa thành, có thể coi bà như một món quà từ biển cả đến với con người. Lúc bà sinh ra nước dâng lên đón bà vào bờ, núi cúi mình đưa bà lên cao. Bà mang sức sống đến cho muôn loài cây con, nên được người dân thành kính tôn thờ. Bên trong tháp là nơi tượng bà ngự, tượng được đúc bằng vàng, nhưng do biến động qua từng giai đoạn mà tượng được thay hiện thờ trong tháp là tượng đá hoa cương màu đen.

Ngoài tháp chính thờ nữ thần Ponagar còn có các tháp khác bên cạnh thờ thần Shiva, thần Sanhaka, Ganeka. Tháp nhỏ thờ thần Ganeka, con của Shiva. Bên trong tháp không có tượng thờ mà chỉ đặt một linh vật hình trụ bằng đá – Linga.

Đến với tháp Bà Ponagar vào khoảng cuối tháng 3 Âm lịch bạn sẽ có cơ hội được tham gia lễ hội tháp Bà (từ 21 đến 23/3 lịch Âm). Đây là thời điểm thích hợp nhất để tìm hiểu về Ponagar cũng như hòa mình vào các hoạt động văn hóa của người dân địa phương.

LƯU Ý

- Thời gian mở cửa: 08:00 ~ 18:00
- Đây là nơi linh thiêng, uy nghiêm, nên các bạn chú ý cách ăn mặc, mặc quần áo lịch sự, váy/ quần qua đầu gối là được.
- Đi nhẹ, nói khẽ, lịch sự và không nên cười đùa khi đến thăm quan.

 

Chính sách

LƯU Ý
- Giá vé trên chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ hoặc mua vé trực tiếp tại điểm tham quan.

Zalo

Quên mật khẩu?

Chọn đăng ký là bạn đã đồng ý với các điều khoản dịch vụ của TGROUP.

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.

Trở về đăng nhập

Đóng

Đóng
Đóng